Kiểm tra máy xúc đào cũ trước khi mua về là quy trình quan trọng để xác định máy còn hoạt động tốt hay không. Khi kiểm tra máy xúc đào cũ, nên kiểm tra một số thành phần, hệ thống bên trong và bên ngoài máy xúc.

Vậy để biết cách kiểm tra máy đào cũ trước khi mua về, hãy theo dõi bài viết sau đây của máy công trình Thảo Nguyên bạn nhé!

Cách kiểm tra máy xúc đào cũ trước khi mua về

1.Kiểm tra bề ngoài máy, thời gian sử dụng và xuất xứ

Thông thường, kiểm tra bề ngoài máy sẽ kiểm tra các thông số cơ bản như chủng loại máy( model), đời máy, xuất xứ ( nơi sản xuất)…Tất cả những vấn đề này được ghi trên một bảng ghi dán trên thân máy.

Đối với loại máy công trình thường được tính tuổi thọ theo số giờ máy hoạt động, vận hành. Máy chạy càng ít giờ thì càng tốt, thường thì máy xúc hoạt động khoảng 6000h/ năm.

Việc kiểm tra bề ngoài máy bao gồm: kiểm tra rò rỉ bên ngoài như nước sơn, vết bơm mỡ và dầu thủy lực,…

Cần quan sát kỹ bề ngoài để biết máy trước dây hoạt động trong khu vực như thế nào? Không nên mua loại máy xúc trước đây làm việc nhiều ở khu vực nước mặn ( biển) vì nó có khung gầm bệ bị oxy hóa và hư hỏng. Còn đối với các loại máy xúc làm xi măng thì hay xảy ra tình trạng kẹt xích.

 2.Kiểm tra hệ thống thủy lực

Máy tốt thì hệ thống thủy lực sẽ khô, còn máy mà có nhiều chỗ ướt thì phải cẩn thận vì có thể đã bị tháo ra để sửa chữa hoặc do hệ thống kém nên khi hoạt động thường hay bị nóng dẫn đến bị chảy dầu.

Kiểm tra các vít chỉnh bơm, van, ngăn kéo và hệ thống tuy ô. Nếu máy còn vận hành tốt thì hệ thống tuy ô gần như còn nguyên bản.

Thử cho thẳng cần, gầu và nhấc nổi máy lên, kiểm tra van. Khi thử các thao tác chung, ta phải thử có tải nặng hơn 2h để xem máy có bị chảy dầu ở đâu hay không, chú ý các thao tác và so sánh trạng thái của máy khi mới xúc và sau 2h. Khi nóng đủ nhiệt độ thì máy nào kém thủy lực thì sẽ biết rõ.

3.Kiểm tra động cơ

Bên ngoài phải khô ráo, dầu nhớt khi rút thước thăm kiểm tra phải có màu hơi vàng, chưa bị đen, nếu có hiện tượng đặc là máy kém rồi.

Khi mới nổ máy phải không có khói, hoặc khói ít. Khói màu đen hoặc hơi xanh là động cơ không còn tốt. Tiếng máy phải êm, đều và ít rung giật.

4.Kiểm tra hệ thống gầm

Bạc xích còn tròn đều, nguyên bản thì càng tốt. Kiểm tra 2 cụm maiơ bằng cách kiểm tra dầu, dầu chưa bị thay thường có màu đen, có mùi nồng và dầu phải không có mạt sắt.

Các chỗ bạc ắc, chân cần, kiểm tra kỹ để xem có vết nứt hay đã hàn lại hay không, đặc biệt cần thường hay bị nứt. Nếu bộ phận cần bị sơn lại thì phải xem thật kỹ.

5.Hoạt động thử

Khi mua máy xúc cũ, nên cho máy hoạt động thử để đánh gá đúng chất lượng vận hành của máy xúc. Trong 8 tiếng chạy thử nên thực hiện những việc sau:

  • Kiểm tra sự nới lỏng của các bulong và đai ốc, nhất là các bulong tại nắp xilanh, ống xả trục trước và sau, đai ốc vành bánh xe và các bulong nối trục.
  • Kiểm tra độ căng của dây đai bánh quạt, dây đai máy nạp và điều hòa không khí. Kiểm tra, rà soát các mối nối của cần điều khiển và cần ga.
  • Có bị rò dầu hay không, các vết bơm mỡ có vấn đề không

Sau 8 tiếng hoạt động, cần chú ý:

  • Chạy thử số lùi, số tiến. Trong khi chạy rà có tải và không tải không vượt quá 70% của tải khi làm việc bình thường.
  • Chú ý đến trục trước, trục sau, maiơ, đĩa phanh và trống phanh.

Trên đây là bài viết chia sẻ về cách kiểm tra máy xúc đào cũ trước khi mua của máy công trình Thảo Nguyên. Hy vọng qua bài viết bạn có thể nắm rõ hơn những lỗi thường hay gặp ở máy xúc và cách khắc phục. Nếu bạn quan tâm đến các sản phẩm máy xúc đào hãy liên hệ với chúng tôi hoặc ghé thăm trang web TẠI ĐÂY bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Facebook Youtube Tiktok